Trang chủ / Thông tin nha khoa / Há miệng ra bị đau hàm – Biểu hiện của rối loạn khớp thái dương hàm

Há miệng ra bị đau hàm – Biểu hiện của rối loạn khớp thái dương hàm

Há miệng ra bị đau hàm là dấu hiệu điển hình của rối loạn khớp thái dương hàm. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. O’Care cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi há miệng ra bị đau hàm.

Triệu chứng khi há miệng bị đau hàm 

Hàm là bộ phận được cấu tạo bởi cơ hàm, răng và khớp thái dương trái – phải. Sự liên kết giữa các bộ phận này giúp hai hàm răng khớp với nhau và thực hiện được những cử động nhai và giao tiếp dễ dàng.

Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong vấn đề ăn uống như giao tiếp. Chính vì vậy khi có những tổn thương ở vùng này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đau xương hàm là tình trạng đau nhức, khó chịu tai vùng hàm, các cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và tự khỏi sau một thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cảm giác đau ở xương hàm thường kéo dài và không có dấu hiệu giảm hay thậm chí diễn ra nghiêm trọng hơn. Hiện tượng đau lan đến phần tai, đầu, mặt. Nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể làm giảm sút chức năng xương hàm, khó khăn trong việc cử động hàm để nhau, ăn uống hay giao tiếp.

Biểu hiện cụ thể khi há miệng ra bị đau hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số biểu hiện cụ thể như: 

– Đau mặt khi há miệng, mặt bị sưng, căng thẳng dây thần kinh

– Ù tai xảy ra đồng thời với cơn đau hàm

– Đau đầu, đau mắt, bị thay đổi thị lực

– Chán ăn do đau, khó mở miệng để ăn nhai

– Khi mở miệng hay nhai đều nghe tiếng khớp

– Cứng khít hàm, há miệng có thể gây lệch hàm

– Nổi hạch, đau nhức hạch ở vùng cổ. Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của viêm khớp thái dương hàm.

Người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm để tránh dẫn đến tình trạng giãn khớp, trật khớp, phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp… khiến người bệnh không thể mở miệng được. 

Nguyên nhân há miệng ra bị đau hàm

– Tổn thương do tai nạn

– Do stress, căng thẳng

– Sai tư thế khi ngủ

– Nghiến răng khi ngủ

– Răng khôn mọc lệch

– Nhổ răng

– Viêm khớp thái dương hàm

Cách điều trị khi há miệng bị đau hàm

Tình trạng đau hàm khi há miệng có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng đau nhức kéo dài, người bệnh nên đi khám ở bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị phù hợp bằng hai phương pháp điều trị sau:

– Điều trị không xâm lấn: 

Bác sĩ sẽ điều chỉnh hành vi đúng cho cơ cổ và hàm, kết hợp sử dụng máng đeo trong miệng để giảm lực tác động đến khớp. Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành nắn chỉnh khớp cắn về vị trí cân bằng và thực hiện các biện pháp thư giãn cơ, kê một số thuốc để hỗ trợ giảm đau hàm.

– Điều trị có xâm lấn: 

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành mài răng thật để người bệnh không cảm thấy bị cộm hay vướng víu khi cử động, giúp cử động hàm thoải mái hơn, chỉnh hình cho những chiếc răng mọc lệch hay chỉ định niềng răng, phục hình răng đã mất hay thậm chí là phẫu thuật khớp thái dương hàm để điều trị dứt điểm tình trạng đau hàm khi mở miệng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng há miệng ra bị đau hàm. Há miệng ra bị đau hàm tưởng chừng như là chuyện nhỏ, tuy nhiên thực tế nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý nguy hiểm hơn. Nếu xuất hiện những triệu chứng đau hàm, bạn không nên chủ quan hay tự ý nắn chỉnh khớp mà hãy đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng kỹ thuật.